Cho dù mỗi năm, có hàng loạt vị bánh trung thu mới lạ được ra đời thì vị bánh trung thu nhân thập cẩm truyền thống vẫn luôn khiến người ta thương nhớ bởi hương vị đã gắn liền với tuổi thơ. Nên còn gì ý nghĩa hơn có thể tự tay làm những mẻ bánh thơm ngon này cho gia đình cùng thưởng thức trong mùa Tết Đoàn Viên. Hãy cùng Ngọt vào bếp thử ngay công thức làm bánh trung thu nhân thập cẩm chuẩn vị truyền thống này nhé!

Nguyên liệu làm bánh nướng trung thu

1. Nhân bánh

Nguyên liệu khô

Sốt trộn nhân

  • Rượu mai quế lộ: 30g
  • Rượu trắng: 30g 
  • Nước đường bánh dẻo: 50g
  • Nước sôi: 50g
  • Dầu mè: 13g
  • Dầu hào: 10g
  • Hắc xì dầu: 5g
  • Nước hoa bưởi: 5g

2. Vỏ bánh

  • Nước đường: 200g
  • Baking soda: 2g (không bắt buộc)
  • Dầu ăn: 45g
  • Bơ đậu phộng:15g
  • 1 lòng đỏ trứng gà

3. Hỗn hợp quét mặt bánh

  • 1 lòng đỏ trứng
  • 2 thìa dầu mè
  • 2 thìa nước đường bánh nướng
  • 1 thìa màu dầu điều

 Dụng cụ

Bạn có thể tham khảo tại video này hoặc xem hướng dẫn chi tiết trong bài viết nhé

Các bước làm bánh trung thu nhân thập cẩm

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Mỡ đường: bạn có thể mua tại cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh Trung Thu, nhớ trần sơ với nước để giảm bớt lượng đường hoặc có thể làm theo công thức sau: cắt hạt lựu rồi đun sôi khoảng 3 phút, vớt ra để nguội cho ráo nước. Sau đó trộn mỡ với đường theo tỉ lệ 1 phần mỡ 2 phần đường, xóc đều cho ngấm. Để mỡ đường nơi có gió để phơi cho mỡ đường trong lại là được.

Hạt sen: sau khi mua về cũng trần sơ qua với nước để giảm độ ngọt. 

Lạp xưởng: hấp hoặc luộc chín trong 7-10 phút, thái hạt lựu

Hạt điều, hạt dưa, hạt bí: rang/nướng đến khi chín, vàng thơm. Nếu dùng lò nướng, trải đều hạt ra khay, nướng trong 7 phút ở 170oC.

Lá chanh: rửa sạch, để khô, thái chỉ.

Lưu ý:

  • Tất cả các nguyên liệu nên thái nhỏ, cỡ hạt lựu để khi nặn nhân bánh được dễ dàng hơn.
  • Nguyên liệu của phần làm nhân bánh bạn có thể thay đổi, thêm bớt tùy khẩu vị.

2. Trộn nhân

Bước 1: Cho tất cả nguyên liệu phần nước sốt nhân vào bát to, trộn đều.

Bước 2: Cho phần nguyên liệu khô trừ bột bánh dẻo vào âu lớn, trộn đều được hỗn hợp nhân khô.

Bước 3: Cho phần sốt nhân đã trộn ở trên vào phần hỗn hợp nhân khô. Trộn đều đến khi hai hỗn hợp hòa quyện vào nhau.

Bước 4: Cho từ từ khoảng 90g bột bánh dẻo vào hỗn hợp trên, vừa cho vừa trộn đều. Nếu thấy nhân chưa đủ kết dính thì cho thêm 10g bột bánh dẻo còn lại. Trộn đều đến khi bạn dùng thìa ép nhân vào thành âu, nếu nhân dính thì một khối là đạt. 

Bước 5: Cho hỗn hợp lên bếp, vặn lửa nhỏ, đảo sơ đến khi sờ nhân thấy ấm tay. Tắt bếp, cho lá chanh thái chỉ vào hỗn hợp rồi trộn kỹ. Tắt bếp, cho lá chanh thái chỉ vào hỗn hợp rồi trộn kỹ.

Bước 6: Cho hỗn hợp ra bát, bọc kín nếu chưa dùng đến.

Lưu ý:

  • Cho từ từ bột bánh dẻo để cảm nhận độ kết dính, không cần cho hết tất cả. Bởi thời gian lưu trữ bột bánh dẻo cũng ảnh hưởng đến khả năng kết dính của bột.
  • Nếu nhân quá khô có thể thêm nước. Tránh cho quá nhiều rượu sẽ làm bánh có vị đắng và gây nồng mùi.

3. Vỏ bánh

Bước 1: Cho các nguyên liệu làm vỏ bánh trừ bột mì và bột sư tử vào bát lớn, dùng muỗng đánh đều.

Bước 2: Rây hỗn hợp bột mì và bột sư tử vào hỗn hợp trên. Nhồi đều tay cho đến khi thành một khối bột mịn. Cho bột nghỉ ở nơi kín gió trong 40 phút.

4. Xử lý trứng muối để làm nhân bánh

Có 2 cách để xử lý trứng muối đó là sử dụng lò nướng và không sử dụng lò nướng. Dưới đây, Ngọt sẽ hướng dẫn bạn cách làm cụ thể:

Dùng lò nướng

Làm nóng lò ở 170oC trước 10 phút. Lót giấy nến vào khay nướng, Sau đó, đặt trứng đều lên khay. Tiếp theo, quét một lớp dầu mè mỏng quanh trứng. Dầu sẽ giúp trứng bóng đẹp và thơm ngon hơn. Nướng trứng ở khay giữa của lò với cùng thời gian và nhiệt độ trên.

Không dùng lò nướng

Bạn có thể hấp trứng bằng nồi, nên lót một chiếc khăn lên miệng nồi, hoặc thỉnh thoảng mở vung nồi để lau nước bị đọng, tránh nước nhỏ vào trứng làm mất độ sáng bóng. 

5. Đóng bánh

Bước 1: Chia nhân và vỏ bánh thành các phần theo tỉ lệ 1:2, tức là 1 phần vỏ thì 2 phần nhân rồi nặn thành các viên tròn. Ví dụ:  bánh có trọng lượng 180g thì vỏ bánh sẽ là 60g, nhân bánh 120g (trong đó 20g là trứng).

Bước 2: Cán mỏng bột, đặt phần nhân vào giữa và gói bánh lại. Cho bánh vào khuôn để tạo hình. Phủ một ít bột khô vào khuôn để bánh không bị dính. Dùng tay ấn kĩ để bánh có tạo hình sắc nét.

6. Nướng bánh

Bước 1: Trộn đều hỗn hợp dầu mè, nước đường, lòng đỏ trứng, màu dầu điều, sau đó lọc qua rây cho hòa quyện.

Bước 2: Làm nóng lò: bật lò nướng ở 200oC trước 15 phút. Nướng bánh: để bánh chín hoàn toàn cần thực hiện nướng bánh 3 lần như sau:

  • Lần 1: Nướng bánh trong  khoảng 10 phút tới khi mặt bánh hơi vàng, thành bánh chuyển sang màu đục thì lấy bánh ra khỏi lò. Tránh xịt nước nếu muốn bảo quản bánh lâu hơn. Chờ bánh nguội hẳn thì dùng chổi phết nhẹ bằng hỗn hợp quét mặt bánh.
  • Lần 2: Nướng trong khoảng 8 – 10 phút, lấy bánh ra khỏi lò để  nguội.
  • Lần 3: Nướng bánh lần nữa trong 6 phút. Bánh chỉ cần ngả sang màu vàng non là đạt, bởi vì khi nguội bánh sẽ chuyển màu sậm hơn.

Bánh sau khi nướng sẽ hơi cứng, nên thưởng thức bánh sau 1 đến 2 ngày, bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ mỏng tinh nhẹ nhàng bao trọn lớp nhân ngọt thơm tự nhiên. 

Trong buổi tối cả nhà quây quần, cùng thưởng thức vị bùi béo, thơm lừng của nhân thập cẩm hòa quyện với vị đắng chát, ngọt hậu của trà, chắc chắn sẽ đem đến khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa cho gia đình bạn trong mùa Tết Trung Thu này!

Đừng quên đặt câu hỏi và chia sẻ thành quả cùng Ngotbaking.vn trong phần comment nhé!

Video hướng dẫn làm bánh nướng trung thu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *